Trang chủ > Phim Blu-ray > Hành động (Action)

B3637. Agora - QUẢNG TRƯỜNG MÁU 2D25G (DOLBY TRUE-HD 5.1)

Mã phim: B3637
Đạo diễn: Alejandro Amenábar
Diễn viên: Rachel Weisz, Max Minghella, Oscar Isaac
Kịch bản:
Size: 25 GB
Ngôn ngữ: English
Phụ đề: English - Vietnamese

 IMDb : 7.2/10

 

 Rachel Weisz trong Agora không cần ai đóng thế cảnh nude

 

Trong bộ phim mới Agora, người đẹp vào vai Hypatia, phi hành gia kiêm triết gia Hy Lạp vào thế kỷ thứ 4. Hypatia luôn được rất nhiều học trò và nô lệ vây quanh, tất cả họ đều là nam giới.

 

 

 

 

Nàng Hypatia (Rachel Weisz đóng) có một khởi đầu khá suôn sẻ. sinh ra trong một gia tộc trí thức; bố nàng – Theon – là giám tuyển của Thư viện Alexandria vĩ đại vào thế kỷ thứ 4 sau Công Nguyên. Sau khi bố Theon già yếu, Hypatia thay ông dạy học và quản lý thư viện. Nhưng vào thời này, Thiên Chúa giáo nổi lên như một dạng tôn giáo mới, xung đột giữa hai phía đã gây nên những tổn thất lớn cho nền văn minh nhân loại.

Lớp học của Hypatia

 

Lúc vào đầu phim, thư viện Alexandria vẫn còn khá an toàn. Nơi đây (từng) hội tụ đầy đủ các sách vở văn thơ, sách nghiên cứu, sách sử v.v… ; nó giống như một kho kiến thức khổng lồ, được mệnh danh là thư viện lớn nhất của nền văn minh cổ. Học giả từ khắp nơi, thuộc đủ mọi quốc tịch, tôn giáo, kéo đến đây để nghe Hypatia giảng bài. Và cô thực sự ra dáng một giáo sư, nhiệt tình giảng về khoa học và thiên văn. Hồi đấy, mọi người vẫn còn công nhận thuyết “Trái đất là trung tâm của vũ trụ”, Hypatia cũng dạy thuyết này, nhưng thấy có cái gì đó không đúng. Cô khuyến khích các học sinh thảo luận, và bản thân mình cũng tự tìm hiểu thêm.

Hypatia và bố Theon

 

Các học sinh chăm chú nghe Hypatia giảng, và trong đó, ba người chăm chú nghe vì yêu cô giáo. Người thứ nhất là Orestes (Oscar Issac đóng) – chàng trai La Mã nhà giàu, quyền lực bậc nhất thành phố, người thứ hai là Synesius – người Hy Lạp nhưng theo đạo Thiên Chúa; một người nữa, không thuộc hội học sinh, nhưng cũng mê Hypatia đắm đuối là Davus (Max Minghella đóng) – chàng nô lệ trẻ theo hầu Hypatia.

Chàng nô lệ Davus (đang quỳ) chờ cô chủ. Hypatia dùng mô hình thiên văn này để dạy học.

 

Trong số ba chàng thì Orestes biểu hiện tình cảm lộ liễu nhất. Nhưng đây không phải là phim tình cảm, nữ giáo sư Hypatia cũng chẳng hứng thú với yêu đương nên từ chối thẳng thừng. Cô yêu kiến thức và tuyệt đối không muốn lấy chồng, vì như vậy cô sẽ phải từ bỏ công việc hiện tại. Cô cũng không kỳ thị tôn giáo, ai muốn học thì cô sẽ dạy, thậm chí còn khuyến khích chàng nô lệ Davus học hỏi thêm.

Nói vậy, chứ Hypatia không phải “thánh” như bản dịch tiếng Việt mô tả. Cô rất thông minh, nhưng rất nóng nảy và cứng đầu; gặp ai chậm chạp hay lơ tơ mơ là cô quát không thương tiếc. Chàng nô lệ Davus rất hay bị cô làm tổn thương, và cả những ai yêu cô đôi lúc cũng phải lắc đầu ngán ngẩm.

Nhưng tình hình chính trị càng lúc càng bất ổn, Thiên Chúa giáo ngày càng lan rộng, và thư viện Alexandria có thể trở thành mục tiêu đập phá tiếp theo. Tầng lớp nghèo bao giờ cũng chiếm đa số, họ và các nô lệ ngả theo Thiên chúa giáo vì Giê-su quan niệm ai cũng công bằng, cũng phải được tự do; phe La Mã/Hy Lạp từ đó yếu dần. Davus cũng muốn theo Thiên Chúa giáo, nhưng lưỡng lự vì muốn được ở bên Hypatia – người không quan tâm đến chính trị, chỉ muốn tìm hiểu xem trái đất quay quanh mặt trời như thế nào. Nhưng vào thời chiến tranh như vầy, ai cũng phải chọn phe, việc Hypatia không thích theo phe, chỉ thích nghiên cứu sách vở, có thể đem tới những hậu quả nghiêm trọng.

 

Trong lúc loạn lạc, Orestes (giữa, cầm kiếm) cũng phải chạy ra chiến đấu, bảo vệ Alexandria.

 

Chàng nô lệ Davus tại một buổi thuyết giáo của các tín đồ đạo Chúa.

 

 

Điều đầu tiên cần bàn là đây không phải một phim đề cao/vùi dập tôn giáo nào hết. Alejandro rất hay làm phim có đề tai gây tranh cãi, nhưng trong “Agora” ông chủ yếu chỉ quan sát. Thiên Chúa giáo có những bài học đẹp, nhưng những môn đồ theo đạo có thể hiểu sai ý hoặc dùng kinh thánh như một cái cớ để giết người và phá hủy công trình kiến trúc, đốt sách, bài trừ khoa học; chứ bản thân đạo Chúa không bị Alejandro bêu rếu là sai, là xấu. Ông cho thấy rằng chiến tranh, dù vì lý do gì, cũng gây nên những tổn thất nặng nề đến cho nền văn minh.

 

Giám mục Theophilus của Alexandria. Y chuyên lấy kinh thánh ra để tìm cớ phá hoại, làm điều ác.

 

Còn đây là Synesius (thứ 2 từ trái sang) – từng thuộc hội học sinh của Hypatia, sau này cũng thành giám mục, nhưng có tình nghĩa và hiểu Hypatia hơn.

 

 

Điều tôi thích nhất ở phim là nó được dàn dựng rất đẹp, quay cũng đẹp, nhưng không cường điệu hóa. Thư viện Alexandria cũng như thành phố cùng tên hiện ra một cách choáng ngợp, đồ sộ, và vĩ đại như thời kỳ hoàng kim của nền văn minh cổ, với những căn nhà bằng đá to bản, nhiều tượng thần cao tới vài chục mét, và những cuộn giấy, tập văn thơ xếp thành lô, nhiều đến nỗi chúng chạm tới nóc thư viện.

Nhưng đúng với lịch sử thời đó, không có đoàn quân nào mặc áo giáp sáng choang, cầm kiếm cầm đao chém giết như những phim sử/thần thoại Hy Lạp gần đây của Hollywood. Chiến tranh tôn giáo quy tụ những người nghèo, mà binh khí bằng sắt thép hồi ấy rất đắt tiền. Dân Hy Lạp/La Mã hồi xưa dù giàu nhưng cũng chẳng “thời trang” như bây giờ, họ chủ yếu mặc áo chùng đơn giản (nhà giàu thì có chất liệu vải tốt hơn). Và trong phim Agora thì ai nấy cũng ăn vận đơn giản; những người tham gia chiến tranh cũng cầm cây gỗ, cầm cuốc xẻng là chính. Cũng vì nó trông chân thật và thô sơ như vậy nên các cảnh chém giết, loạn lạc có gì đó rừng rú và đáng sợ hơn những phim về thần thoại, về sử… bóng lộn khác.

 

Hypatia và bố Theon đi dạo bên ngoài khuôn viên của thư viện Alexandria.

 

Bên trong thư viện Alexandria. Cảnh dựng rất hoành tráng, nhưng không màu mè.

 

 

Diễn viên Rachel Weisz thực sự xuất sắc trong vai Hypatia – một phụ nữ thông minh, quật cường và cứng đầu. Bất cứ ai yêu nghệ thuật cũng sẽ không khỏi xúc động khi thấy cô cố gắng giữ từng bài văn, từng ghi chép, nghiên cứu khoa học… cho thế hệ sau trong tình cảnh bấn loạn nhất của lịch sử; và cũng không khỏi khó chịu khi cô quát tháo người kém thông minh hơn. Những ai từng gặp người có tính cách như Hypatia cũng sẽ cảm thông với chàng nô lệ Davus. Một mặt, chàng bị Thiên Chúa giáo quyến rũ vì muốn được tự do; mặt khác, chàng khâm phục Hypatia, dù cô rất khó yêu, làm người này người kia tổn thương lúc nóng nảy, nhưng lại thật sự có tấm lòng, ham học hỏi và rất thông minh, nên thế nào thì Davus không thể ghét được. Tuy không phải phim tình cảm, nhưng Agora đề cao trí tuệ, tình yêu, và sự tha thứ; ai thích lịch sử, Hy Lạp, văn hóa, hay thích xem một phim cho ta nhiều cảm xúc và khiến ta phải suy ngẫm thì không thể bỏ qua Agora.

 

Hypatia cố gắng cứu những cuộn giấy (chính là sách vở ngày xưa) trong lúc chiến tranh bát nháo, phần lớn người dân chỉ lo nghĩ đến việc đập phá.

 

Nhưng cũng vì cứng đầu và không chịu theo phe nào nên Hypatia hay làm mích lòng chính quyền, thường xuyên bị họ lôi đến hỏi tội.

 

 

-
Bạn chưa chọn thiết bị/film nào
0 GB
Hỗ trợ trực tuyến Facebook Messenger Facebook Messenger
(+84)286 680 54 58